Gỗ gụ là nguyên liệu chính dùng để sản xuất những đồ nội thất truyền thống như: bàn ghế trường kỷ, sập tủ gụ chè hay tủ đồng hồ, bàn ăn,… Tuy nhiên, cách để nhận biết ra gỗ gụ vẫn còn khá mơ hồ đối với nhiều người. Vậy gỗ gụ là gì? Ưu nhược điểm của gỗ gụ ra sao, hãy để Sửa đồ gõ 24h giải đáp cho các bạn.
1.Gỗ gụ là gì?
– Tên thường gọi: Cây gỗ gụ (gỗ gụ lau, gõ dầu, gõ sương, gụ hương)
– Tên khoa học: Có tên là Sindora tonkinensis
– Thuộc họ: họ Đậu
– Thuộc nhóm: Nhóm 1 trong các nhóm gỗ ở Việt Nam và là loại gỗ khá phổ biến trong các sản phẩm hàng ngày của chúng ta.
– Gỗ gụ hiện nay được liệt vào loại gỗ quý hiếm cần bảo tồn, nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới do đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Đặc điểm nhận dạng gỗ gụ
Chiều cao cây trưởng thành trunh bình 20 – 30m, đường kính của thân 0,6-8,0m, có cây phát triển đạt tới 1,2m. Lá kép lông chim một lần, lá chét 4-5 đôi, hình bầu dục-mác; dài 6–12 cm, rộng 3,5–6 cm, chất da, nhẵn, cuống lá chét dài khoảng 5mm. Lá bắn hình tam giác, dài 5 – 10mm. Lá đài phủ đầy lông nhung. Cụm hoa hình chùy, dài 10–15 cm, phủ đầy lông nhung màu vàng hung. Hoa có từ 1-3 cánh, cánh nạc, dài khoảng 8mm.
Bầu có cuống ngắn, phủ đầy lông nhung, vòi cong, dài 10-15mm, nhẵn, núm hình đầu. Quả đậu hình gần tròn hay bầu dục rộng, dài khoảng 7 cm, rộng khoảng 4 cm với một mỏ thẳng, không phủ gai, thường có 1 hạt, ít khi 2-3 hạt. Mùa hoa vào tháng 3-5, mùa quả chính vào tháng 7-9, tái sinh bằng hạt. Gỗ gụ được lấy từ cây gụ qua quá trình xử lý gỗ cho ra loại gỗ phù hợp với sản xuất.
Khu vực phân bố gỗ gụ hiện nay
– Gỗ gụ thường phát triển ở những vùng rừng rậm nhiệt đới thường xanh, nơi mưa ẩm, tầng đất dày, không úng sau mưa. Và có độ cao không vượt quá 700m so với mực nước biển.
– Loại cây này hiện còn lại rất ít, sâu trong rừng già ở Việt Nam, Campuchia, Lào, Nam Phi,…. Bên cạnh đó cũng được trồng tái sinh tạ nhiều tỉnh ở Việt Nam, Lào.
– Cây này được thấy ở 1 số tỉnh tại Việt Nam: Quảng Ninh (Uông Bí, Yên Lập), Hà Bắc, Nghệ An (Quỳ Châu, Nghĩa Đàn), Hà Tĩnh (Kỳ Anh), Quảng Trị (Bến Hải: Vĩnh Linh) Thừa Thiên Huế (Hương Điền: sông Bồ, Thừa Lưu), Quảng Nam – Đà Nẵng, Khánh Hòa (Ninh Hòa: núi Hòn Hèo).
Có bao nhiêu loại gỗ gụ
– Hiện nay gỗ gụ được phân loại không phải dựa trên khoa học mà dựa trên nơi sản xuất, quốc gia, vùng miền là chính và chúng được phân loại như sau:
+ Gỗ gụ ta: Là loại gỗ từ rừng Việt Nam, loại này cực kỳ quý hiếm, chủ yếu phân bố tại Quảng Bình. Gỗ gụ ta thường có tâm gỗ mịn hơn gỗ gụ Lào, tâm gỗ Lào nhìn hơi thô do vậy ít được ưa chuộng hơn.
+ Gỗ gụ lào:Là loại gỗ có nguồn gốc từ Lào, được nhập về Việt Nam
+ Gỗ gụ mật: Là loại gỗ trồng công nghiệp, phổ biến tại lào và Gia Lai. Chất gỗ có màu nâu đen, khi mới xẻ ra thường có màu vàng nâu. Tuy nhiên sau thời gian gỗ càng ngày càng thẫm lại. Càng để lâu năm càng thẫm và bóng như màu mật ong để lâu.
+ Gỗ gụ Nam Phi: Là gỗ từ Nam Phi được nhập khẩu về Việt Nam. Về mầu sắc gỗ gụ Nam phi thường có màu từ hồng rất nhạt đến màu nâu đỏ đậm hơn. Đôi khi có những vệt màu từ trung bình đến nâu đỏ, màu sắc có xu hướng đậm dần theo tuổi của gỗ. Kết cấu gỗ từ mịn đến trung bình, vân gỗ thẳng nhưng lồng vào nhau. Đôi khi điều đó tạo nên một dải ruy băng đẹp, độ bền gỗ tốt, ít cong vênh co ngót hơn so với gỗ thường.
2. Ưu,nhược điểm của gỗ gụ.
Ưu điểm
Bởi gỗ gụ được liệt vào danh sách gỗ quý hiếm cao cấp của Việt Nam. Hơn thế gỗ gụ mang đến vẻ đẹp tự nhiên cho nên chất lượng có tốt hay không chắc không cần bàn tới nữa.
– Gỗ gụ có đường vân thẳng và màu sắc đẹp mắt
– Gỗ gụ có đường kính thân cây lớn thế nên giúp cho việc thiết kế tạo kiểu sản phẩm đồ nội thất mỹ nghệ dễ dàng
– Gỗ gụ dễ dàng đánh bóng, với khả năng chống chịu ngoại lực tốt, cong vênh ít. Ít mối mọt, tuổi thọ cao lên đến 100 năm.
Nhược điểm
– Sinh trưởng chậm, nguồn gỗ khan hiếm.
– Giá thành loại gỗ này tương đối cao.
3. Ứng dụng của gỗ gụ
– Gỗ gụ được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực nội thất từ bàn ghế, giường, tủ cho đến cầu thang, nhà sàn,….
4. Hướng dẫn sử dụng và cách bảo quản gỗ gụ
– Tuy gỗ gụ là loại gỗ quý hiếm, không sâu mọt tuy nhiên khi sử dụng và bảo quản nếu đúng cách. Sẽ giúp sản phẩm gỗ gụ được sáng bóng, bắt mắt và trường tồn với thời gian.
• Nên lau chùi thường xuyên để gỗ sáng bóng
• Không va đập vật sắc nhọn, vật nặng lên bề mặt gỗ
• Tránh nơi ẩm thấp
Như vậy. gỗ gụ là một lựa chọn phù hợp cho những ai đang có nhu cầu thiết kế, thi công nội thất bằng gỗ tự nhiên. Nếu như bạn có thắc mắc gì, hãy liên hệ với chúng tôi, Xưởng đồ gỗ 24h luôn sẵn lòng phục vụ bạn !