Từ lâu nay đồ gỗ luôn được mọi người ưa chuộng và chọn làm nội thất trong gia đình. Sử dụng đồ gỗ trong gia đình không chỉ mang lại sự ấm áp mà còn toát lên vẻ quý phái, sang trọng, không những thế mà giá trị sử dụng rất cao. Có hàng trăm loại gỗ dùng được trong sản xuất nội thất, một số loại được sử dụng khá phổ biến: lim, pơ mu, óc chó, xoan đào,… Trong đó, một số loại gỗ quý hiếm có giá thành cao nên rất dễ bị làm giả mà người tiêu dùng thì chưa hiểu rõ. Vì thế, Sửa đồ gỗ 24h sẽ cung cấp thông tin cho các bạn về 10 loại gỗ được sử dụng nhiều trong thiết kế nội thất đồ gỗ hiện nay.
1. Gỗ tự nhiên là gì?
Gỗ tự nhiên là những loại gỗ khá được ưa chuộng trong sản xuất đồ nội thất. Đây là loại gỗ được lấy trực tiếp từ rừng lấy gỗ, từ cây lấy nhựa hay cây lấy tinh dầu v.v… Trong công đoạn thi công đồ nội thất, những loại gỗ tự nhiên này thường được xử lý để tạo ra sản phẩm luôn mà không cần phải trải qua bất kỳ công đoạn sản xuất gỗ nào khác. Chính vì vậy mà giá các loại gỗ tự nhiên trong nội thất thường cao hơn rất nhiều so với gỗ công nghiệp.
Ưu điểm của gỗ tự nhiên
– Gỗ tự nhiên trong nội thất có những ưu điểm sau đây:
– Cứng cáp, có độ bền rất cao, không bị hỏng trong môi trường ẩm ướt.
– Chất gỗ dẻo dai dễ dàng trong việc tạo hình, trang trí.
– Đường vân gỗ đẹp, phòng phú, màu sắc ấm áp.
Nhược điểm của gỗ tựnhiên
Nếu gỗ tự nhiên mà không được tẩm sấy kỹ cùng với việc người thợ mộc chế tác không đúng kỹ thuật thì sau một thời gian các loại gỗ tự nhiên đều bị co giãn, cong vênh. Đây chính là nhược điểm của gỗ tự nhiên trong nội thất.
2. Đặc điểm của 10 loại gỗ được sử dụng nhiều trong thiết kế nội thất
Gỗ chò chỉ
– Chò chỉ : là một loài thực vật thuộc họ Dipterocarpaceae. Loài này có ở Trung Quốc và Việt Nam.
– Tên khác: Mạy kho, Rào.
– Tên khoa học: Parashorea chinensis Wang Hsie.
– Họ thực vật: Dầu (Dipterocarpaceae).
– Gỗ chò chỉ thuộc nhóm V (năm)
– Description: Cho Chi
– Gỗ Chò Chỉ là một trong những loại gỗ được sử dụng khá nhiều để làm đồ gỗ nội thất. Gỗ có màu sắc hơi hồng hoặc vàng nhạt. Nhựa gỗ chò chỉ có mùi thơm nhẹ. Đây là loại gỗ rất bền, có khả năng chịu được nước và chịu chôn vùi tốt.
– Đặc điểm dễ nhận biết ở các loại gỗ chò chỉ đó là có giác màu vàng, lõi gỗ màu nâu sẫm, nứt dăm dọc.
Gỗ mun
– Gỗ mun là loại gỗ quý, chất lượng cao. Nó có màu đen đặc trưng và được khai thác từ cây mun. Đây là loại gỗ có đặc điểm vân đẹp, rất đều, gỗ rất chắc chắn và nặng. Khi thả xuống sông, suối sẽ bị chìm khác hoàn toàn với các loại gỗ rừng thông thường.
– Gỗ mun là loại gỗ có giá trị cao. Nó thường được dùng chế tạo sản phẩm đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ cao cấp. Chính vì vậy nên đang đứng trước nguy cơ đe dọa bị tuyệt chủng.
– Tên khoa học: Diospyros mun, họ Thị.
– Tên gọi khác: Mun đen, mun sừng, mun sọc…
– Là loại gỗ thường được sử dụng để tạc tượng hay các bức tranh điêu khắc hoặc dùng để đóng bàn ghế. Đặc điểm nổi bật nhát của gỗ này đó là khi ướt thì gỗ khá mềm, dễ dàng thì công. Khi khô thì rất cứng.
– Gỗ Mun có độ bền tốt, ít cong vênh và không bị mối mọt hay nứt chân chim. Gỗ mun có trọng lượng riêng khá nặng và có màu đen tuyền hoặc sọc đen trắng. Thớ gỗ rất mịn, khi sử dụng lâu thường hay bị bong như sừng.
Gỗ trắc
– Trắc hay còn gọi cẩm lai nam bộ là loài thực vật thuộc họ Đậu được Pierre mô tả khoa học lần đầu tiên năm 1898. Trong danh pháp hai phần thì tính từ -cochinchinensis là chỉ xuất xứ Nam Kỳ của xứ Đông Dương thuộc Pháp cũ. Wikipedia
– Tên khoa học: Dalbergia cochinchinensis
– Bộ: Bộ Đậu
– Cây gỗ Trắc thuộc loại gỗ lớn, loại gỗ này rất nặng, cứng và có thớ gỗ mịn. Gỗ Trắc có mùi hơi chua nhưng không hăng. Gỗ là loại gỗ bền và không bị cong vênh, mối mọt. Khi người ta đánh giấy ráp thì bề mặt gỗ sẽ rất bóng bởi gỗ có sẵn tinh dầu bên trong.
– Gỗ trắc thường được sửu dụng để tạc tượng, làm tranh điêu khắc hoặc đóng giường tủ, bàn ghế cao cấp. Gỗ trắc có 3 loại đó là trắc đen, trắc đỏ và trắc vàng. Loại gỗ trắc vàng là loại có giá trị cao hơn so với loại gỗ trắc đỏ và trắc đen.
Gỗ xoan đào
– Tên thường gọi : Xoan Đào, Cáng Lò
– Tên khoa học : Betula Alnoides
– Họ thực vật : Họ Xoan – Meliaceae
– Nguồn gốc xuất xứ : Khu vực Đông Nam Á
– Phân bổ ở Việt Nam : rộng khắp cả nước
– Rắn chắc và cứng, vân gỗ đẹp
– Chịu nhiệt, chịu nén, chịu nước, chịu lực tốt
– Chịu được những thời tiết khắc nghiệt nhất như: nắng, mưa, gió , nước, lạnh
– Không hoặc ít bị cong vênh, nứt nẻ theo thời gian
– Chống được mối mọt, luôn bền đẹp với thời gian
– Được phun sơn PU cao cấp tạo màu như ý, sơn thường được phun từ 3-4 lớp
Gỗ gụ
– Cây gỗ gụ có tên khoa học là Sindora tonkinensis. Gỗ gụ là loại thực vật thân gỗ lớn thuộc họ đậu. Ở Việt Nam gỗ gụ thường được gọi với tên khoa học là gụ lau, gỗ gõ dầu, gỗ gõ hương, gỗ gụ hương….Gỗ gụ có giá trị về kinh tế rất cao được nhiều người săn lùng và kiếm tìm
– Gỗ gụ có đặc điểm màu gỗ vàng nhạt, hay vàng trắng, để lâu sẽ chuyển sang màu nâu thẫm.
– Thớ gỗ thẳng, vân mịn và đẹp. Tuy nhiên vân gỗ gụ có hình dáng như hoa, đa dạng và rất đẹp
– Gỗ có mùi chua nhưng không hăng. Khi đánh bóng bằng vecni gỗ sẽ có mầu nâu đậm, hoặc mầu nâu đỏ.
Gỗ tần bì
– Gỗ tần bì là gỗ tự nhiên có tên khoa học là Fraxinus hay còn có một tên gọi khác là gỗ Ash. Đây là loại cây phát triển ở các khu vực có khí hậu lạnh như Đông Âu và Bắc Mỹ
– Nếu phân nhóm theo chất lượng thì theo một số tài liệu chuyên môn, gỗ tần bì thuộc nhóm IV, nhóm gỗ có chất lượng cao.
– Gỗ Tần Bì là loại gỗ có dễ uống cong những có khả năng chịu lực rất tốt. Giác gỗ Tần Bì có màu từ nhạt đến gần như trắng, tâm gỗ có màu sắc đa dạng. Có thể là từ màu nâu xám đến màu nâu nhạt hoặc vàng nhạt đến sọc nâu. Gỗ tần bì thường to, vân gỗ thẳng và mặt gỗ thô đều.
Gỗ hương
– Cây gỗ hương có tên gọi khác là giáng hương (hoặc dáng hương), là một loại cây rừng tự nhiên thuộc họ Đậu có tên khoa học là Pterocarpus macrocarpus. Loại cây này có nguồn gốc từ các khu rừng nhiệt đới ở Đông Nam Á. Sau đó hạt giống được nhập khẩu và trồng tại Đông bắc Ấn Độ và vùng biển Caribe.
– Tại Việt Nam, cây gỗ giáng hương được trồng ở các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ như Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Phú Yên, Đồng Nai, Tây Ninh.
– Gỗ có màu nâu hồng khi đã đưa vào sử dụng theo thời gian.
– Vân gỗ khá đẹp, thớ gỗ to, rất cứng và rắn chắc. Gỗ có mùi hương đặc trưng rất dễ chịu.
– Gỗ hương có nhiều tên gọi khác nhau như: Hương vườn, Hương Xoan, Hương Nghệ, Hương Đá,…
– Khi ngâm gỗ hương vào trong nước thì nước sẽ chuyển dần từ màu trắng sang màu xanh nước chè.
Gỗ sưa
– Cây Sưa hay còn gọi trắc thối, huê mộc vàng hay trắc hoa trắng (có tên khoa học là Dalbergia tonkinensis Prain), là một loài cây thân gỗ thuộc họ Đậu (Fabaceae), thuộc gỗ nhóm IA, là một trong những loài gỗ quý hiếm ở nước ta.
– Có màu vàng, đỏ, vân rất đẹp.Gỗ Sưa rất cứng nhưng lại dẻo, chịu được thời tiết mưa nắng, có mùi thơm mát, khi đốt tàn tro sẽ có màu trắng đục.
– Không giống như các loại gỗ tự nhiên khác chỉ có vân gỗ 2 mặt, gỗ Sưa có đến 4 mặt vân gỗ. Vân nổi lên thành từng lớp đẹp, thớ gỗ mịn, nhỏ, có màu hồng hoặc đỏ sẫm, thỉnh thoảng sẽ xuất hiện một thớ màu đen.
– Gỗ có màu đỏ giống màu bã trầu, gỗ để lâu phủ bụi có thể bị xuống màu, bạn chỉ cần lấy giấy ráp hoặc dao cạo nhẹ là sẽ lại thấy màu sáng đỏ.
Gỗ pơ mu
– Gỗ pơ mu (gỗ pomu) có tên khoa học là Fokienia là một chi trong họ Hoàng đàn. Loại gỗ này còn có tên thường gọi là đinh hương, tô hạp, mạy vạc và một số tên khác tùy theo vùng được trồng.
– Theo Nghị Định 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2006 thì gỗ pơ mu thuộc nhóm IIA nhóm những loại thực vật rừng hạn chế khai thác hay sử dụng vì mục đích thương mại.
– Đặc điểm của loại gỗ này là gỗ có màu vàng, thớ gỗ mịn, có màu vàng, thớ mịn, vân đẹp, gỗ nhẹ và không bị mối mọt, không bị cong vênh. Gỗ Pơ Mu tự nhiên sẽ có mùi thơm đặc trưng. Đặc biệt, loại gỗ này dùng làm nội thất trong nhà sẽ đuổi được các loại côn trùng như kiến, gián, muỗi,…
Gỗ lim
– Gỗ Lim là tên gọi chung cho các loại loại gỗ lấy từ một số cây lim như lim xanh, lim xẹt, lim Lào… Cây lim thuộc nhóm II, họ Fabaceae, chi Erythrophleum, loài Erythrophleum Fordii.
– Gỗ lim là một loại gỗ khá quen thuộc với nhiều người. Nó thường được sử dụng để đóng các đồ gỗ nội thất cao cấp. Đây là loại gỗ tự nhiên quý, gỗ có đặc điểm rất cứng, chắn và nặng và có khả năng chịu lực tốt. Màu sắc của gỗ lim từ màu hơi nâu đến màu nâu thẫm.
– Vân gỗ Lim có dạng xoắn đẹp, nếu để lâu ngày hoặc ngâm dưới bùn thì mặt gỗ sẽ có màu đen. Gỗ Lim không bị cong vênh, mối mọt, nứt nẻ hay bị biến dạng khi thời tiết thay đổi.
Trên đây là 10 loại gỗ tự nhiên được sử dụng nhiều trong thiết kế nội thất bằng đồ gỗ. Mong rằng với những thông tin mà Sửa đồ gỗ 24h cung cấp sẽ giúp ích cho bạn. Nếu có thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi, Sửa đồ gồ 24h luôn sẵn lòng phục vụ bạn!